Bài thơ Thu vịnh Nguyễn Khuyến hay còn được biết đến với tên gọi Vịnh mùa thu được đông đảo bạn đọc yêu thích. Đây là một trong 3 bài thơ nằm trong chùm Thu vịnh, thu điếu, thu ẩm đặc sắc. Mỗi bài thơ là một bức tranh mùa thu thủy mặc được diễn tả bằng ngôn từ. Đó chính là cảnh thu đồng bằng bắc bộ với những hình ảnh mang đặc trưng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài thơ thu vịnh để nắm được cái hay, nét đặc sắc nhất nhé!
Bài thơ Thu vịnh
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Bức tranh thu trong bài thơ Thu Vịnh
Bài thơ Thu vịnh đã được Xuân Diệu nhận xét là bài thơ hay nhất trong ba bài thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến. Bởi nó mang được cái hồn của mùa thu hơn cả, đó cũng chính là cái thanh, cái nhẹ, cái cao của nhà thơ. Nó mang cả tinh thần và cả cảnh mùa thu của miền Bắc và cũng chất chứa trong đó là nỗi u uẩn của thi nhân.
Hình ảnh mùa thú xứ Bắc
Mùa thu xứ Bắc được tác giả khắc họa với bầu trời cao xanh. Đó là mùa thu của đất trời và cũng chính là mùa thu và là cảm xúc của thi nhân trước khung cảnh ấy. Không gian như được mở rộng hơn với các tầng cao. Nét cong ấy tạo được một không gian tuyệt đẹp. Nhưng nó cũng chứa đựng sự mềm mại thanh cao nhờ cần trúc vươn lên.
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Bức tranh ấy như thêm phần sống động và tinh tế hơn với màu nước biếc. Đó cũng là màu áo thu trong xanh. Chính việc sử dụng từ láy hắt hiu đã gợi được sự rung động của cành trúc hay đó cũng chính là tâm hồn và là sự rung động của thi nhân trước cảnh thu này.
Nỗi lòng của người thi nhân
Bức tranh mùa thu sẽ không còn trọn vẹn nếu trong đó không chứa đựng hình ảnh của con người. đó cũng chính là tâm trạng của nhà thơ. Sở dĩ có điều này bởi khung cảnh đêm thu ấy có trăng là người bạn tri kỷ. Chính trăng đã làm cho bức tranh mùa thu thêm phần tươi sáng. Và các cảnh vật trong đó cũng thêm phần huyền ảo và mơ mộng.
Ở đây ta có thể cảm nhận được hình ảnh thơ rất đậm chất Nguyễn Khuyến. “Hoa năm ngoái” thể hiện sự ngưng đọng và cũng là tâm trạng bất biến của thi nhân. Thêm vào đó ta cũng thấy được một nỗi buồn mam mác. Nó bỗng trở nên xa lạ với “ngỗng nước nào”. Chính bức tranh ấy cũng đã chạm tới nỗi lòng của nhà thơ. Và nó làm nhà thơ thổn thức nỗi lòng. Đêm thu với khung cảnh tuyệt vời ấy đã tạo cảm hứng cho nhà thơ và cũng chính là nỗi niềm u uẩn của thi nhân. Trước khung cảnh ấy nhà thơ đã bộc lộ nỗi lòng mình.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Đó chính là một nhân cách lớn của nhà thơ lớn. Ở đây có hình ảnh ông Đào tức là Đào Tiềm – một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc. Và nếu để xét tại sao Nguyễn Khuyến lại thẹn với ông Đào thì khó có thể giải thích được. Bởi xét về học vấn Nguyễn Khuyến chính là Tam nguyên Yên Đỗ nên không hề thua kém. Tuy nhiên có lẽ ông thẹn với Đào Tiết bởi vì khí tiết. Khí thế của ông Đào chính là sự nổi tiếng với tư cách quan dứt khoát trong xã hội Trung Quốc bấy giờ. Còn đối với Nguyễn Khuyến ông vẫn con nguôi hận vì những năm tháng đã tham gia chính quyền thối nát. Và câu thơ này đã thể hiện được một tấm lòng chân thực và cũng là nỗi niềm u uẩn của một nhân cách lớn.
Với bài thơ Thu vịnh Nguyễn Khuyến đã thành công trong việc vẽ lên một bức tranh mùa thu quê hương tuyệt đẹp. Đây không chỉ đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà đó còn là nỗi lòng của nhà thơ được gửi gắm một cách chân thành trong đó. Đồng hành cùng Baithohay.com để theo dõi những bài viết hấp dẫn hơn nữa nhé!