
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc của những năm cuối thế kỉ XX. Thơ Xuân Quỳnh mộc mạc, tự nhiên, là tiếng lòng, là những khát khao, suy nghĩ và cách hiểu về cuộc sống tình yêu và hạnh phúc. Đọc thơ của tác giả ta như đang đọc một cuốn nhật kí mà ở đó người đọc như bị thu hút bởi nét phong cách rất riêng không lẫn vào đâu được: chân chất, đôn hậu, yêu đời, vui tính nhưng cũng rất sắc sảo và không kém phần sâu cay. Hãy cùng Baithohay.com thưởng thức những bài thơ hay nhất góp phần tạo nên tên tuổi của nhà thơ nữ tài hoa này.
Tự hát
Bài thơ “Tự hát” sáng tác năm 1984, in trong tập thơ cùng tên của tác giả được đánh giá là một trong những thi phẩm hay, mang đậmphong cách phụ nữ nói chung và Xuân Quỳnh nói riêng. Ta có thể nhận thấy mộthồn thơ đa cảm mà dung dị, một trái tim yêu mãnh liệt, ào ạt, đam mê, sẵn sàngcháy đến tận cùng nỗi khát khao dâng hiến. Được viết trong tâm trạng hạnh phúccủa một người phụ nữ đang yêu và được yêu, không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ đặttên cho thi phẩm là “Tự hát”. Phải chăng đó là tiếng lòng, là trạng thái phấn chấn của con người đang say đắm trong tình yêu như đang cất lên khúc nhạc du dương về một tình yêu trọn vẹn.
“…Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.”
Sóng
Bài thơ “Sóng” sáng tácnăm 1967, in trong tập “Hoa dọc chiến hào” xuất bản năm 1968 của tác giả.Bài thơ lấy cảm xúc trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình),khi đó Xuân Quỳnh mới 25 tuổi, trẻ trung, yêu đời. Đây là bài thơ rất hay vềtình yêu được rất nhiều bạn đọc đón nhận, tiêu biểu cho phong cách thơ XuânQuỳnh với vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu thông qua hình tượngcon sóng. Đó là tình yêu tha thiết, nồng nàn, đầy khát vọng, sắt son, chungthủy và vượt lên mọi giới hạn của đời người.Từngcâu chữ của bài thơ như những nốt nhạc trong bản nhạc của một tâm hồn đang runglên đồng điệu với nhịp sóng biển, rạo rực, xôn xao, khát khao đến khắc khoải. Cảbài thơ là những con sóng tâm tình trong lòng người con gái đang yêu khi đứngtrước biển khơi vô bờ bến.
“…Consóng dưới lòng sâu
Consóng trên mặt nước
Ôicon sóng nhớ bờ
Ngàyđêm không ngủ được
Lòngem nhớ đến anh
Cảtrong mơ còn thức…”
Thuyền và biển
Bài thơ “Thuyền và biển” của nhà thơ XuânQuỳnh được in trong tập “Chồi biếc” của tác giả xuất bản năm 1963, sau đó đượcnhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc năm 1981. Với thể thơ 5 chữ, giai điệu khitrầm lắng, chậm rãi, khi dạt dào cảm xúc mang sức sống của biển khơi, thi phẩm“Thuyền và biển” thực sự đã trở thành một bài thơ tỏ tình cho bất kì đôi lứa nàođang yêu thời bấy giờ. Thuyền và biển trở thành một cặp không thể thiếu trongcuộc hành trình trên đại dương bao la, đúng là khoảng cách bến bờ của biển chỉcó thuyền mới xác định được bao nhiêu hải lý và cũng chỉ có biến mới theo kịpnhững chuyến rong ruổi của thuyền trên sóng biển bao la. Hình ảnh sóng đôi xuyênsuốt bài thơ là thuyền và biển tượng trưng cho người con trai và người con gáitrong tình yêu được thể hiện thật chân thành và sâu sắc. Tình thuyền và biểncũng như tình anh và em muôn đời không thay đổi, thủy chung, son sắc dù bão tốhay bình yên, dù đau khổ hay hạnh phúc. Dẫu có buồn đau sau chuỗi ngày xa cách,nhưng vẫn luôn nguyện gắn bó bền chặt bên nhau. Tất cả tạo nên một cung bậctình yêu nhiều màu sắc, nồng nàn, thiết tha.
“…Chỉcó thuyền mới hiểu
Biểnmênh mông nhường nào
Chỉcó biển mới biết
Thuyềnđi đâu về đâu
Nhữngngày không gặp nhau
Biểnbạc đầu thương nhớ
Nhữngngày không gặp nhau
Lòng thuyềnđau – rạn vỡ
…Nếuphải cách xa anh
Em chỉcòn bão tố.”
Mẹ của anh
“Mẹcủa anh” là bài thơ nàng dâu tặng mẹ chồng hay nhất trong thi ca Việt Namngày nay. Bài thơ được nhiều người yêu thích vì lời thơ chân tình, mộc mạc,chất thơ đằm thắm, đôn hậu, ý thơ ý nhị mà sâu xa, phản ánh tình cảm tốt đẹpgiữa mẹ chồng – nàng dâu, một mối quan hệmà xưa nay vẫn bị nhiều người cho là phức tạp, xa lạ và khó dung hòa. Bài thơ “Mẹ của anh” của nhà thơ Xuân Quỳnhđã làm rơi nước mắt và vui lòng biết bao bà mẹ chồng Việt Nam bởi sự thấu hiểuvà yêu quý của con dâu dành cho mẹ của chồng. Tác phẩm được sáng tác trước khiXuân Quỳnh về làm dâu bà Vũ Thị Khánh (mẹ của cố nhà thơ Lưu Quang Vũ) năm 1973.Cả bài thơ là lời thủ thỉ tâm tình như lời ru, với giai điệu chủ đạo là ngợica, tự hào và biết ơn mẹ.
“Phảiđâu mẹ của riêng anh
Mẹlà mẹ của chúng mình đấy thôi
Mẹtuy không đẻ không nuôi
Nhưngem ơn mẹ suốt đời chưa xong
… Giữangàn hoa cỏ núi sông
Giữalòng thương mẹ mênh mông không lời
Chắtchiu từ những ngày xưa
Mẹ sinh anh để bâygiờ cho em…”
Thơ tình cuối mùa thu
Bài”Thơ tình cuối mùa thu” nằm trong tập thơ “Tự hát” của nhàthơ Xuân Quỳnh xuất bản lần đầu năm 1984. Bài thơ tựa như một bản nhạc du dương,êm ái thấm dần vào lòng bạn đọc. Không chỉ là cách miêu tả đất trời vào thu một cáchđơn thuần, thi phẩm còn muốn nhấn mạnh tình cảm thiêng liêng của con người, đólà tình yêu.Tình yêu được thêu dệt bởi bức tranh phong cảnh cuối mùa thu càngtrở nên độc đáo, lãng mạn và vô cùng mới mẻ. Lời thơ giản dị, trong sáng khônghề cầu kì hoa mĩ; tứ thơ khoan thai,nhịp nhàng như nói lên chính nỗi lòng của nhà thơ, chính nhịp đập của trái timyêu thương chan chứa, khát khao được yêu thương và sống hết mình với tình yêuđó. Đọc thơ, ta như nhận thấy mình ở trong đó, trào dâng nỗi nhớ da diết vớingười mình yêu thương. Mùa thu tuy có phảng phất một nỗi buồn man mác, nhẹnhàng nhưng đó lại là cung bậc của tình yêu. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điều đã phổ nhạc bài thơ này và được rất nhiều người yêu thích.
“…Mùathu ra biển cả
Theo dòngnước mênh mang
Mùathu vào hoa cúc
Chỉcòn anh và em
Tìnhta như hàng cây
Đã quamùa gió bão
Tình tanhư dòng sông
Đãyên ngày thác lũ…”
Bàn tay em
Bàithơ “Ban tay em” được sáng tác năm 1976 nằm trong tập “Tựhát” của nhà thơ Xuân Quỳnh là một tác phẩm rất đặc biệt với đề tài tình yêu.Vẻ đẹp của người phụ nữ hiện ra một cách sống động từ sự dịu dàng, đảm đang,tháo vát, giàu đức hi sinh tần tảo, lam lũ, yêu thương chồng con và khát khaođược yêu thương lại đều thể hiện rất trọn vẹn qua hình tượng đôi bàn tay. Ngườiphụ nữ ấy phải chăng cũng là chính tác giả hay người phụ nữ Việt Nam nói chung -những người đang ngày ngày đắp xây chotổ ấm của mình. Thật đáng yêu, đáng trân trọng và khâm phục biết bao.
“Giatài em chỉ có bàn tay
Emtrao tặng cho anh từ ngày ấy
Nhữngnăm tháng cùng nhau anh chỉ thấy
Vui,buồn trong tiếng nói, nụ cười em,
Quagương mặt anh hiểu điều lo lắng,
Quaánh mắt anh hiểu điều mong ngóng
Anhnghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay?
….
Bàntay em gia tài bé nhỏ
Emtrao anh cùng với cuộc đời em.”
Hoa cỏ may
Nằmtrong tập thơ cùng tên xuất bản năm 1989, bài thơ “Hoa cỏ may” củathi sĩ Xuân Quỳnh được độc giả rất yêu thích. Chỉ cần đọc tên bài thơ thôi,người đọc đã hình dung ra một khung cảnh thiên nhiên đẹp và hoang sơ – một mạchnguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn trong dòng chảy thi ca của các nhà thơViệt Nam. Tuy nhiên, với Xuân Quỳnh, tác giả lại thổi hồn vào tác phẩm của mìnhtheo một cách riêng. Với những câu thơ 7 chữ, nhịp thơ 2/2/3, thi sĩ như đangvẽ ra trước mắt độc giả một không gian mênh mang, im lìm đang chuyển mùa nên cứngẩn ngơ, xao xuyến, nhớ nhung về nhữngkỉ niệm của những mùa thu đã qua. Hoa cỏ may, một loài hoa đồngnội, không kiêu kì, không hương sắc, mộc mạc và kiên cường. Chỉ cần cógió thổi là hoa cỏ may sẽ đặt chân đến bất cứ đâu. Bởi thế cho nên nó biểu trưng chotình yêu dung dị, cho hạnh phúc đời thường và cả những khát khao yêu thươngnồng cháy.
“Cát vắng, sông đầy, câyngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Bên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu
….
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay?”
Chuyện cổ tích về loài người
Xuân Quỳnh là nhà thơ tình với nhiều bài thơ nổi tiếng làm nên tên tuổi của nữ thi sĩ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Xuân Quỳnh còn là một nhà thơ dành cho thiếu nhi những vần thơ rất hay trong sáng và ngộ nghĩnh. “Chuyện cổ tích về loài người” là một trong số những bài thơ như thế. Bài thơ nằm trong tập thơ “Lời ru trên mặt đất” xuất bản năm 1978 của nhà thơ và được trích đoạn làm bài tập đọc trong chương trình sách giáo khoa lớp 4 hiện nay (Tập đọc, tuần 19, lớp 4, tập 2). Đây là câu chuyện huyền thoại về thời gian đầu tiên thuở khai thiên lập địa được thuật lại bằng quan hệ tiếp nhận cổ tích khi tác giả hướng người nghe về trẻ em, biến trẻ con thành nhân vật trung tâm. Tất cả hiện ra với những dòng thơ năm chữ như giọng kể chuyện tâm tình, thủ thỉ. Sự sáng tạo về trời đất và con người được thể hiện không chỉ qua nghĩa của từ mà qua cả cấu trúc âm thanh của bài thơ.
“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác
….
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo…
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất”.
Đọc thơ Xuân Quỳnh, không ai lại không cảm nhận được hồn thơ dung dị, nồng nhiệt và đằm thắm với nhiều mảng màu cảm xúc trong cuộc sống: vui có, buồn có, hạnh phúc có, lo âu có, tin tưởng có và cả hoài nghi vỡ vụn cũng có. Càng đọc, ta lại càng thêm yêu thơ Xuân Quỳnh cũng như tác giả nữ tài hoa cống hiến hết mình cho nghệ thuật vị nhân sinh, để rồi ta đồng cảm với tiếng hát của trái tim chân thành, nồng ấm và khát khao yêu thương không bao giờ ngơi nghỉ.
Theo Baithohay.com