Đôi mắt người Sơn Tây (Quang Dũng) – Thi phẩm được yêu thích nhất

0
Đôi mắt người Sơn Tây (Quang Dũng) – Thi phẩm được yêu thích nhất

Đôi mắt người Sơn Tây là một bài thơ của Quang Dũng hay đặc sắc. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại bài thơ này ông viết tặng người tình của ông, đó là một kỹ nữ xinh đẹp. Cuộc chiến nổ ra và cũng như những người chiến sĩ khác, chàng quân nhân lên đường kháng chiến và họ phải chia xa. Và đó chính là mối tình về câu chuyện buồn vừa gặp đã chia xa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài thơ Đôi mắt người sơn Tây để hiểu thêm về mạch cảm xúc của nhà thơ bạn nhé!

Bài thơ Đôi mắt người Sơn Tây

Em ở thành Sơn chạy giặc về

Tôi từ chinh chiến cũng ra đi

Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt

Chiều xanh không thấy núi Ba Vì

Vầng trán em mang trời quê hương

Mắt em như nước giếng thôn làng

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm

Em đã bao ngày em nhớ thương?…

Mẹ tôi em có gặp đâu không?

Những xác già nua ngập cánh đồng

Tôi nhớ một thằng em bé nhỏ

Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

Tử độ thu về hoang bóng giặc

Điêu tàn ơi lại nối điêu tàn

Đất đá ong khô nhiều suối lệ

Em đã bao ngày lệ chứa chan?

Đôi mắt người Sơn Tây

U uẩn chiều lưu lạc

Thương vườn ruộng khôn khuây

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn

Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng

Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc

Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

Xem thêm:  Bài thơ Hải Phòng cứ ngẩng cao đầu – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

Bao giờ tôi gặp em lần nữa

Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca

Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ

Còn có bao giờ em nhớ ta?

Đôi mắt người Sơn Tây có rất nhiều dị bản do chính tác giả sửa trong các bản in khác nhau. Cũng có tài liệu ghi tiêu đề là Mắt người Sơn Tây.

Cảm nhận hình ảnh đôi mắt người Sơn Tây

Hình ảnh đôi mắt ghi lại những kỷ niệm

Ở những khổ thơ đầu tiên đôi mắt ở đây được miêu tả chính là một thấu kính. Đó cũng chính là nơi ghi lại những kỷ niệm. Và đặc biệt đây cũng chính là đôi mắt chứng kiến những đau thương của một thời kỳ đất nước đầy loạn lạc.

Em ở thành Sơn chạy giặc về

Anh từ chinh chiến cũng ra đi

Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt

Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì.

Hoàn cảnh nhà thơ gặp nhân vật em trong tác phẩm chính là khi cả hai đang trong một hoàn cảnh đặc biệt. Em đi chạy giặc còn tôi thì đi chinh chiến. Cả hai còn người ấy đều xuất thân từ vùng nú Ba Vì. Tuy nhiên ở cuối câu thơ, tác giả đề cập tới việc không thấy Ba Vì cũng có nghĩa là đôi mắt bị che khuất và không thể thấy được hình ảnh ấy. Điều đáng nói ở đây chính là ngọn núi này rất cao. Nếu không thể nhìn thấy thì nó cũng đồng nghĩa với việc nhà thơ đã rời xa quê và tơi một vùng đất rất xa.

Xem thêm:  Bài thơ Cửa Phật linh thiêng – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

Với hình ảnh đôi mắt ta có thể cảm nhận được đó cũng chính là một ký hiệu thể hiện sự tương đồng cảnh ngộ của hai tâm hồn. Họ tuy không nhìn thấy nhưng họ vẫn luôn một lòng mong ngóng với quê hương của mình. Và đó cũng chính là lý do nhà thơ có ấn tượng với Đôi mắt người Sơn Tây tới vậy. Người em ấy có vầng trán cao, có đôi mắt buồn. Và đặc biệt qua đôi mắt ấy nhà thơ thấy được cả một bầu trời kỷ niệm.

Vừng trán em vương trời quê hương

Mắt em dìu dịu buồn Tây phương

Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm

Em đã bao ngày em nhớ thương?

Đó chính là một vùng Tây Phương với nỗi buồn dìu dịu, là một xứ Đoài mây trắng… Tất cả những ký ức ấy được lưu giữ trong lòng của mỗi người con nơi đây. Và nhìn vào đôi mắt ấy nhà thơ thấy được cả một chân trời quê hương. Khi đó hình ảnh đôi mắt không chỉ là biểu hiện cho việc xa gần mà đó chính là một thông điệp của tâm hồn. Bởi đôi mắt này đã ghi lại bao hoài niệm và ký cứ về quê hương.

Đôi mắt ghi lại những đau thương

Như ở đoạn trước nhà thơ đã miêu tả bối cảnh hai ngươi gặp nhau và có một điểm chung đó chính là giặc. Đó là một giai đoạn khổ sở và li tán. Chính vì vậy thông qua hình ảnh đôi mắt người Sơn Tây ta có thể thấy được rằng vùng quê này đang có giặc ngoại xâm. Giặc đến mang theo bao nhiêu đau thương, tang tóc.

Xem thêm:  Top 12 Bài thơ hay gợi nhớ kỉ niệm về tết xưa

Mẹ tôi, em có gặp đâu không?

Bao xác già nua ngập cánh đồng

Tôi nhớ một thằng con bé dại

Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông?

Và nhân vật em trong câu chuyện chính là một nhân chứng về một giai đoạn loạn lạc đầy đau thương của dân tộc mình. Chỉ biết rằng, trong trí nhớ của em, đó là hình ảnh xác người trẻ trôi sông, là xác người già ngập đồng… Chính hình ảnh ấy đã ghi đậm vào đôi mắt của người Sơn Tây và nó cũng chính là hình ảnh của một thời quá khứ đầy đau thương.

Đôi mắt người Sơn Tây là hình ảnh về người con gái đượm buồn với cái nhìn xa xăm. Đó cũng chính là cảm xúc của chính nhà thơ. Và khái quát hơn chính là hình ảnh của con người nơi quê hương ông của những năm tháng loạn lạc. Và nó cũng chính là đôi mắt nhìn xa trông rộng của nhà thơ với vẻ hướng tới tương lai. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cùng cập nhật những bài thơ hay nhất bạn nhé!

Theo Baithohay.com