Bài thơ Tràng giang (Huy Cận) – Nỗi lòng người trước thiên nhiên rộng lớn

images 15

Bài thơ Tràng giang Huy Cận chính là tâm trạng của con người trước một thiên nhiên rộng lớn. Ở đó có sự chơi vơi, chênh vênh và sự mênh mông vô định. Hơn nữa qua bài thơ này ta cũng cảm nhận được sự nhớ nhà đứng trước không gian đó. Đó chính là nỗi buồn của nhà thơ trước cảnh nước mất chủ quyền nên ông cảm nhận những sự vật khía cạnh xung quanh cũng buồn theo. Hãy cùng Baithohay.com theo dõi bài viết này nhé!

Bài thơ Tràng giang

Bài thơ Tràng giang chính là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của phong cách thơ Huy Cận. Và nó được viết năm 1939, in trong tập thơ Lửa thiêng và được gợi cảm xúc từ cảnh sông Hồng mênh mông.

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài

H.C

Tặng Trần Khánh Giư

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Cảm nhận bài thơ Tràng giang

Bài thơ được mở đầu bằng câu đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Đây là một câu thơ mang được cảm xúc chủ đạo của bài. Để rồi tác giả tiếp nối mạch cảm xúc của chính mình trong việc diễn tả nõi buồn của chàng thanh niên trước thời đại mới.

Hình ảnh chiếc thuyền độc mộc

Ngay từ những câu thơ dầu tiên Huy Cận đã mở ra trước mắt độc giả cảnh sông nước mênh mông vô tận. Ở đó có cảnh và tình đối song sóng và nó cũng làm gợi nên nét buồn thương của con người khi các con sóng cứ lần lượt kéo đến. Chính hình ảnh con thuyền đó đã làm con người ta thêm phần nhỏ bé và đơn côi hơn. Trong thơ văn hình ảnh con thuyền và nước đều làm con người ta dễ liên tưởng đến cảm xúc chia ly.

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Đó cũng là dụng ý của Huy Cận trong việc bộc lộ sự cô đơn của mình. Chính nỗi cô đơn ấy càng in sâu trong tâm trí của nhà thơ. Câu “Củi một ảnh khô” càng gây ấn tượng hơn đối với độc giả bởi sự hiện đại và sáng tạo trong phong cách thơ của Huy Cận.

Khung cảnh thiên nhiên đìu hiu

Vẫn tiếp tục là khung cảnh thiên nhiên rộng lớn nhưng hình ảnh của con người lại vô cùng nhỏ bé. Đó là hoài niệm về nỗi buồn xót xa. Bởi cảnh vật ở đây vô cùng vắng lặng. Cũng chỉ có tiếng làng xa, rồi bến cô liêu.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Nhà thơ mải mê đi tìm sự sống, tìm tình người ấm áp nhưng càng tìm càng thấy cô đơn và xót xa. Bến thì vắng lặng không một ai qua cả và trên trời thì gió đìu hiu làm con người ta thêm phần xót xa và đau đớn trước khung cảnh ấy.

Nỗi buồn của một kiếp người

Sang đến khổ 3 thì nỗi buồn ấy không chỉ là nỗi buồn của thiên nhiên, của cảnh vật nữa. Mà đó chính là nỗi buồn của cả một kiếp người. “Dạt về đâu” làm con người ta thêm phần liên tưởng về một kiếp người lênh đênh, nổi trôi, vô định.

Qua những câu thơ này ta càng thấy rõ được một khát khao về tình người ấm áp, về một cuộc sống có tình yêu. Chỉ cần một hình ảnh thôi cũng đủ làm con người ta cảm giác được an ủi tuy nhiên mong ước đã không thành hiện thực. Đó cũng chính là nỗi sầu của nhân thế, của một kiếp người, của quê hương đất nước được thể hiện một cách kín đáo.

Khổ thơ tứ tuyệt kết hợp hiện đại và cổ điển

Với nhiều người khổ thơ cuối cùng được đnáh giá là một trong những khổ thơ hay nhất của bài. Bởi ở đây có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại vô cùng hài hòa. Hình ảnh cánh chim nghiêng đôi cánh mình được thể hiện vô cùng sinh động. Cánh chim nhỏ ấy như đang gánh trên mình cả một bóng chiều sa và nó là đối lập với khung cảnh thiên nhiên rộng lớn làm tôn vẻ đẹp cho cả hai.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Và điểm ấn tượng nhất của bài thơ là ở hai câu thơ cuối. Đó chính là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Với Huy Cận không cần khói hoàng hôn cũng đủ làm nhớ nhà da diết biệt nhường nào. Nay gặp khung cảnh thiên nhiên rộng lớn thì nỗi buồn ấy càng ngày càng được khắc sâu hơn.

Bài thơ Tràng Giang là một bài thơ buồn được gợi từ cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước. Chính vẻ vắng lặng ấy đã làm nhà thơ nghĩ về kiếp người lênh đênh. Bài thơ này cùng với tập Lửa thiêng đã góp phần mang Huy Cận đến gần hơn với người hâm mộ. Đừng quên chia sẻ bài viết này của chúng tôi nhé các bạn! Thân Ái!