Bài thơ Trao duyên (Nguyễn Du) – Nỗi xót xa với hẹn ước trăm năm

1

Bài thơ Trao duyên Nguyễn Du được nằm trong tập Truyện Kiều nổi tiếng. Với đoạn trích này Thúy Kiều đã nhờ cậy em gái của mình là Thúy Vân trả mối nghĩa ân tình trăm năm cho Kim Trọng. Và đó cũng chính là nỗi xót xa với lời hẹn ước trăm năm. Bởi chàng phải bán mình cứu cha và giữa tình và hiếu nàng đã chọn chữ hiếu. Cùng nhau theo dõi ngay bây giờ nhé!

Bài thơ Trao duyên

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sòng gió bất kỳ,

Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc thoa với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ gió cây,

Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt, khuất lời,

Rảy xin chén nước cho người thác oan.

Bây giờ trâm gãy bình tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Phân sao phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Sự xót thương qua bài thơ Trao duyên

Bài thơ Trao duyên được viết trong bối cảnh vô cùng xót thương. Khi tình yêu của Kim Trọng và Thúy Kiều vừa chớm và đang bước vào giai đoạn nồng nàn thì Kim Trọng phải về quê chịu tang chú. Trong khi đó gia đình Kiều gặp biến cố lớn cha và em bị bắt. Đế có được tiền để đút lót cứu cha và em Kiều đã phải bán mình. Và để trọn chữ tình và chữ hiếu nàng đã nhờ em gái thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Đây là một trích đoạn rất cảm động.

Lời thủ thỉ tâm tình của Kiều

Đêm khuya khi Vân chợt tỉnh giấc thì thấy chị gái của mình đang thổn thức giữa khuya và nhân cơ hội này nàng đành nhờ cậy em. Sử dụng chữ cậy với một ý nghĩa là người được nhờ sẽ không thể thoái thác được. Lại thêm một chữ lạy vô hình chung đã đặt Vân vào một tình huống khó chối từ. Bởi vấn đề được nhờ chính là trao duyên. Trong màn nước mắt, Kiều đã tâm sự:

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sòng gió bất kỳ,

Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Đó là câu chuyện hẹn ước sau lần gặp gỡ vào tiết thanh minh. Nhưng không ngờ sóng gió lại ập đến. Đến nỗi nàng phải xót xa “Hữu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?”. Đó cũng chính là sự đay nghiến với xã hội này, đó là một xã hộ tàn bạo. Có như vậy mới thấm thía nỗi đau của Kiều.

Gửi gắm lời hẹn thề

Hy sinh chữ tình và chọn chữ hiếu nàng hiểu đó cũng chính là luân thường đạo lý nhất là trong xã hội ấy. Đặt trong bối cảnh này thật khó chu toàn cả hai. Vì vậy những câu thơ của nàng như đang rỉ máu trong lòng. Khi em gái cũng đã đến tuổi cập kê và vì lời hứa đó nàng mong em gái thay mình trả nghĩa. Đó cũng là sự xót xa cho số phận của Vân.

Với lời gửi gắm đó nàng đã trao em những kỷ vật giữa nàng và Kim Trọng. Điều này cũng làm nàng đau đớn đến tốt độ. Bởi trong xá hội ấy xem như nàng không thể làm gì khác được. Xàng xót thương hơn khi nàng trao duyên cũng xem như mình đã khuất. Và dặn em hãy thương lấy linh hồn đau khổ của chị ở trên cõi đời này.

Lời than khóc xót thương

Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Phân sao phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Mỗi lời của nàng chính là mỗi lần nước mắt xót xa. Nàng chỉ trách phận mình bạc như vôi. Và thân phận hoa trôi làm con người ta thêm phần động lòng. Rõ ràng đối với Kim Trọng là nàng đã phụ chàng và sự mặc cảm ấy làm nàng cất lên sự xót thương đau đớn.Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Bài thơ Trao duyên là một trong những đoạn trích hay nhất trong Truyện Kiều. Với sự tài tình và năng khiếu văn chương của mình, nhà thơ đã miêu tả thành công tâm lý của nhân vật, sự vận động của nội tâm của Thúy Kiều. Đọc bài ta thấy xót thương cho số phận của người con gái dưới một xã hội thối nát bất công. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé!