Bài thơ Cô Dạy của nhà thơ Phạm Hổ là một trong những bài thơ mầm non được các em yêu thích hiện nay. Những lời cô giáo dạy được bé kể lại với Mẹ là lời thủ thỉ vô cùng đáng yêu. Với ngôn ngữ thơ trong sáng và nhí nhảnh vô cùng sáng tạo bài thơ luôn được độc giả săn đón. Hãy cùng nhau cảm nhận ngay bây giờ nhé!
Vài nét về nhà thơ Phạm Hổ
-Tôi sinh ra tại một làng quê Bình Định (ngày trước gọi là xã Thanh Liêm, nay gọi là xã Nhơn An – huyện An Nhơn).
-Cách mạng tháng Tám thành công, tôi đi hẳn vào con đường văn học. Tôi làm thư ký trường trực ở chi hội văn hoá cứu quốc do anh Trần Mai Ninh phụ trách.
-Tháng 4-1954 tôi lại được Chi hội Văn nghệ LK5 gọi ra để chuẩn bị đi tập kết.
-Tháng 1-1954 tôi có mặt ở Hà Nội và làm công tác đối ngoại ở Hội Văn nghệ Trung ương. Năm 1957 tôi được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam ngay ở khoá đầi tiên nên được xem như là thành viên sáng lập Hội.
-Trong khoảng thời gian từ 9-1945 đến 6-1999, tôi đã sáng tác được 25 tập thơ, 35 tập truyện, 10 kịch bản sân khấu, hoạt hình… dành cho các em. Và khoảng 10 tập thơ, 3 tập truyện ngắn và tiểu thuyết về phần viết cho người lớn.
-Từ các tập sách trên, đến nay các nhà xuất bản đã chọn in cho tôi bốn tuyển tập Chú bò tìm bạn (thơ), Ngựa thần từ đâu đến (truyện ngắn), Chuyện hoa chuyện quả (cổ tích mới), Nàng tiên nhỏ thành ốc (kịch) dành cho các em và Tuyển tập Phạm Hổ gồm đủ cả hai phần viết cho thiếu nhi và viết cho người lớn…
Cô dạy
Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy:
Phải giữ sạch đôi tay,
Bàn tay mà giây bẩn,
Sách, áo cũng bẩn ngay.
Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy:
Cãi nhau là không vui
Cái miệng nó xinh thế
Chỉ nói điều hay thôi.
Bài thơ Cô dạy của tác giả Phạm Hổ là thể hiện tình yêu, sự chăm sóc nhẹ nhàng của cô giáo. Qua đó các mẹ có thể yên tâm với sự chăm sóc của cô đối với con của mình. Đọc bài thơ ta cảm nhận được sự hồn nhiên nhí nhảnh của trẻ. Cảm ơn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé!