Đọc bài thơ Bếp lửa Bằng Việt chúng ta có thể cảm nhận được sâu sắc tình cảm gia đình. Đó là tình yêu đối với những người thân của mình và cụ thể ở đây là hình ảnh người bà. Qua đó cũng thể hiện được tình yêu quê hương đất nước sâu sắc nhất. Hãy cùng Baithohay.com theo dõi bài viết này ngay bây giờ nhé!
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Bếp lửa
Bài thơ Bếp lửa được sáng tác vào năm 1963 khi ấy Bằng Việt đang theo học ngành Luật ở nước Nga. Và đây cũng chính là một bài thơ được in trong tập Hương cây – Bếp lửa (một tập thơ chung của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ).
Chính những năm tháng xa nhà đã làm con người ta thêm nhớ về quê hương và những người thân yêu. Bằng Việt cũng không phải là một ngoại lệ. Chính ngọn lửa ấy đã luôn soi sáng cho nhà thơ. Dẫu năm tháng trôi qua, khi ở một đất nước xa xôi thì nỗi nhớ lại thêm trào dâng. Đó là những kỷ niệm một tuổi thơ bên bà tuy đói khổ nhưng hạnh phúc. Đó cũng chính là nguồn cảm hứng viết lên bài thơ Bếp lửa.
Bài thơ Bếp lửa
1.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
2.
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
3.
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…
Hình ảnh bếp lửa với những ký ức tuổi thơ
Hình ảnh bếp lửa trong thơ Bằng Việt có một vị trí rất đặc biệt. Đó cũng chính là hình ảnh quê hương, gia đình thân thương. Với hình ảnh này đã nâng bước chân của con người ta suốt những năm tháng về sau.
Hình ảnh bếp lửa ấp iu nồng đượm
Mỗi chúng ta ai cũng có những kỷ niệm ấu thơ cho riêng mình, rất hồn nhiên và trong sáng. Với Bằng Việt đó chính là những nắm tháng sống bên bà vô cùng vui vẻ. Bà đã nhóm bếp lử nồng đượm và thân thương. Và đó cũng chính là hình ảnh in đậm trong tâm trí của Bằng Việt nhất là trong những năm tháng xa quê.
Thông qua bài thơ ta có thể cảm nhận được sâu sắc tình cảm gia đình. Đó cũng chính là long biết ơn và trân trọng của người cháu với bà của mình. Bếp lửa ấy thắp sáng trong lòng cháu và cũng chính là ngọn lửa soi sáng cuộc đời cháu. Điều đặc biệt đó cũng chính là bếp lửa của những năm tháng cuộc đời bà. Nên dù xa nửa vòng trái đất tác giả vẫn tháy mọi thứ đang ẩn hiện trước mắt mình.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Những năm tháng sống bên bà
Những khổ thơ tiếp theo tác giả đã khắc họa một cách rõ ràng hơn về những năm tháng sống bên bà. Bà và bếp lửa tuy hai mà là một. Trong những năm tháng đói khổ của nạn đói 45 chính bà cháu đã luôn bao bọc và che chở lẫn nhau nên cháu cũng không bị đói bữa nào.
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói, hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Chính mùi khói bếp đã làm xua đi mùi của những xác chết ven đường. Và nó cũng đã in đậm trong trái tim của nhà thơ. Dẫu năm tháng có trôi qua thì nó vẫn luôn ở đó, thậm chí khi nghĩ về cháu bỗng thấy cay cay xót xa.
Và trong những năm tháng đói khổ ấy, bố mẹ bận công tác và chỉ có hai bà cháu bên nhau. Cũng chính với hình ảnh bếp lửa đã làm con người ta liên tưởng đến tiếng chim tu hú. Là tiếng gọi cho mùa bội thu nó như vọng về trong tiềm thức của người cháu và cũng làm nỗi nhớ trải rộng hơn trong không gian.
Hình ảnh người bà
Chính những năm tháng đói khổ của chiến tranh đã làm sâu sắc hơn hình ảnh của người bà. Bà cứng rắn và giúp cháu vượt qua. Lại một lần nữa nhà thơ cảm nhận hình ảnh bếp lửa. Chính ngọn lửa của yêu thương như tình nồng ấm của bà đã giúp soi sáng con đường của cháu.
Bếp lửa được nhóm lên đã truyền cho cháu một thứ tình yêu sâu sắc. Nó cũng nhắc nhở người cháu không được quên những năm tháng ấy. Những năm tháng đói khổ chia nhau từng củ khoai củ sắn.
Với bài thơ Bếp lửa ta cảm nhận được một tình người, tình đời ấm áp. Đó cũng chính là những kỷ niệm của tuổi thơ, của một thời đầy hồn nhiên ngây ngô trong trái tim của mỗi người. Và cũng chính với tình yêu ấy đã giúp nâng đỡ con người ta trên suốt chặng đường đời. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé!